• Tìm hiểu về bộ nguồn LED driver trong đèn led
Tìm hiểu về bộ nguồn LED driver trong đèn led

Tìm hiểu về bộ nguồn LED driver trong đèn led

Bộ nguồn, trình điều khiển hay mạch điều khiển, led driverl à những tên gọi rất quen thuộc trong lĩnh vực đèn led, tuy nhiên với nhiều người mới tiếp xúc hay lần đầu mua đèn led sẽ rất lạ lẫm.

Cho dù bạn đã có đèn led rồi hoặc mua đèn LED mới, bạn sẽ cần tìm một nguồn điện cung cấp cho đèn LED của mình. Bạn sẽ cần một mạch điều khiển dòng không đổi hoặc nguồn điện áp không đổi (hoặc kết hợp cả hai) để làm cho đèn LED của bạn hoạt động. Có nhiều yếu tố khác nhau để xem xét khi chọn một nguồn cung cấp năng lượng cho ánh sáng đèn LED. Bài viết này sẽ nói về yếu tố quan trọng đối với đèn led đó là bộ nguồn driver và giúp bạn chọn nguồn cung cấp năng lượng phù hợp cho đèn LED của bạn!

Bộ nguồn là gì?

Bộ nguồn có nhiệm vụ cung cấp năng lượng một chiều cho các mạch điện và các thiết bị điện tử hoạt động. Năng lượng một chiều của đèn led được lấy từ nguồn xoay chiều của lưới điện thông qua quá trình biến đổi thực hiện trong bộ nguồn.

Kiểm soát dòng điện tới đèn LED của bạn

Hầu hết các đèn LED đều cần một thiết bị giới hạn dòng điện (cho dù đó là mạch điều khiển hoặc điện trở) để ngăn đèn LED không bị điều khiển quá mức. 

Mạch điều khiển dòng điệnhoặc điện trở giới hạn dòng không đổi này được sử dụng để điều chỉnh dòng điện tới đèn LED, giữ cho chúng chạy an toàn và tối đa hóa tuổi thọ của đèn. 

Đèn LED đặc tính thay đổi khi chúng nóng lên, nếu dòng điện không được điều chỉnh, đèn LED sẽ hút quá nhiều dòng điện theo thời gian. Sự rút quá dòng này sẽ làm cho độ sáng của đèn LED dao động, dẫn đến nhiệt độ bên trong cao, cuối cùng sẽ dẫn đến hỏng đèn LED

Phân biệt 2 loại LED driver: dòng cố định và áp cố định

Một vấn đề quan trọng là LED driver có 2 loại thông dụng: dòng cố định và áp cố định, lựa chọn một LED driver dòng không đổi (constant current) hay một LED driver điện áp không đổi (constant voltage). Chúng ta đều được biết rằng cácLED driver được xem là một thiết bị cấp dòng điện không đổi, vậy tại sao các nhà sản xuất còn cung cấp các driver điện áp không đổi cho đèn LED? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt?

Đầu tiên bạn phải hiểu cách chúng hoạt động như thế nào. Mỗi Driver dòng không đổi liên tục thay đổi điện áp trên mạch điện tử của nó để giữ và duy trì một dòng điện không đổi. Điều này đảm bảo rằng dù cho điện áp có thay đổi ra sao đi nữa, thì dòng điện điều khiển đến đèn LED sẽ vẫn ổn định ở mức độ mong muốn.

Còn Driver điện áp không đổi thì lại cấp ra một điện áp cố định. Hầu hết các Driver điện áp không đổi sẽ cung cấp một điện áp cố định ở 12VDC hoặc 24VDC.

Ưu điểm của việc sử dụng một LED Driver dòng cố định

LED driver dòng không đổisử dụng IC và biến thế để cho ra dòng điện với cường độ hoạt động phù hợp và ổn định theo yêu cầu của chip led. Hơn nữa dòng điện cho ra lại cố định kể cả khi điện áp đầu vào có thay đổi trong một khoảng lớn.Vì vậy, khi bạn đang xây dựng hoặc làm việc với đèn LED công suất cao, điều quan tâm nhất của bạn nên là sử dụng các driver dòng cố định, bởi vì:

  • Tránh vượt khỏi quy định dòng tối đa cho các đèn LED, do đó tránh được việc gia tăng nhiệt/cháy đèn.
  • Dễ dàng hơn cho các nhà thiết kế trong việc ứng dụng điều khiển, và giúp tạo ra một ánh sáng với độ sáng nhất quán hơn.

Việc sử dụng một LED driver điện áp không đổi sẽ có một vài ưu điểm sau

Mạch điều khiển điện áp cố địnhđược thiết kế cho một điện áp đầu ra duy nhất một chiều (DC) phổ biến nhất điều khiển điện áp không đổi là 12VDC hoặc 24VDC. Một đèn LED được áp dụng cho điện áp không đổi thường chỉ định lượng điện áp đầu vào mà nó cần để hoạt động chính xác.

Bạn nên sử dụng một LED Driver điện áp không đổi chỉ khi sử dụng một bóng LED hoặc dãy đã được xác định để hoạt động với một điện thế nhất định vì:

  • Điện áp không đổi là một công nghệ quen thuộc cho các kỹ sư thiết kế và lắp đặt.
  • Các chi phí của các hệ thống này có thể thấp hơn, đặc biệt là trong các ứng dụng quy mô lớn hơn

  Bộ nguồn đối với đèn led, led driver  

Làm thế nào để lựa chọn LED driver phù hợp

Các mạch điều khiển dòng cố địnhmạch điều khiển điện áp cố định đều là những lựa chọn khả thi để cung cấp năng lượng cho các nguồn sáng LED, điều khác biệt là cách chúng cung cấp năng lượng. Ngày nay, với đèn led đa phần nhà sản xuất đều dùng bộ nguồn dòng cố định. Mạch điều khiển LED là động lực cung cấp và điều chỉnh công suất cần thiết để đảm bảo đèn LED hoạt động một cách an toàn và nhất quán. Vì vậy, bạn hãy dựa vào một số yếu tố sau để lựa chọn bòng đèn cho phù hợp.

-Công suất hoạt động của bóng đèn

Số lượng công suất tiêu thụ của đèn sẽ ứng với công suất định mức của bộ nguồn tương đương, để cung cấp dòng điện vào phù hợp hãy tính toán khi lắp.

-Nhiệt độ hoạt động và môi trường tương thích

Bộ nguồn sẽ có khoảng nhiệt độ hoạt động và hoạt động tốt trong một khoảng điều kiện độ ẩm môi trường nhất định, hay tùy thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh để bạn lựa chọn bộ nguồn có cấp độ bảo vệ phù hợp.

-Điện áp

Điện áp đầu ra cung cấp cho đèn led của bộ nguồn phải tương thích với điện áp của chip LED, ngoài ra bạn cần quan tâm đến điện áp đầu vào của mạch.

-Khả năng điều chỉnh độ sáng của bóng đèn

Nếu đèn led không có thay đổi độ sáng thì bạn không cần quan tâm tới vấn đề này. Nếu đèn led có khả năng điều chính độ sáng thì hãy chọn một loại led driver có khả năng điều chỉnh độ sáng.

Trên đây là một số thông tin về bộ nguồn led driver bạn có thể tham khảo, và khi mua Bộ nguồn hãy lưu ý mua những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng để hạn chế những điều không mong muốn trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Bộ tản nhiệt, tản nhiệt trong đèn led

Hotline: 088 678 77 99
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CƠ ĐIỆN MES

Địa chỉ: 37, Huỳnh Văn Lũy, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Website: https://mes.vn/

Copyright © 2018 MES Lighting. | All Rights Reserved